Những dịch vụ phẫu thuật cho chó mèo
Những dịch vụ phẫu thuật chó mèo
Dịch vụ phẫu thuật chó mèo của Cityvet được khách hàng đánh giá cao về độ an toàn, thành công. chúng tôi có đầy đủ các dạng phẫu thuật khác nhau dành cho chó mèo.
1. Phẫu thuật mổ đẻ
Đây là dạng phẫu thuật phổ biến hiện nay, thực hiện khi thú cưng của bạn gặp vấn đề về sinh đẻ gồm khó sinh hay không đẻ được do tử cung có vấn đề, do con mẹ yếu không có sức rặn, con con quá lớn, bộ phận sinh dục của con mẹ bị dị tật không thể đẻ thường, do ngôi thai ngang, thai ngược hay không thể xoay lại, do chủ nuôi muốn thú cưng của mình đẻ sớm hoặc không muốn thú cưng đẻ thường…
Phẫu thuật mổ đẻ sẽ giúp can thiệp lấy con non ra và đảm bảo an toàn tính mạng cho con mẹ.
2. Phẫu thuật triệt sản
Phẫu thuật triệt sản chó mèo nhằm mục đích cắt bỏ bộ phận sinh dục của chó mèo để chúng không thể sinh con được. Buồng trứng hoặc tử cung của con cái, tinh hoàn của con đực sẽ được cắt bỏ khi chủ nuôi muốn và yêu cầu đến bác sĩ thú y.
3. Phẫu thuật sa thực tràng
Phẫu thuật sa thực tràng là cắt bỏ phần thực tràng thoát ra khỏi hậu môn, gây đau đớn cho vật nuôi, khiến chúng lâu lớn, gầy guộc. Phẫu thuật sa trực tràng sẽ loại bỏ phần đó, đảm bảo sức khỏe ổn định cho vật nuôi.
Sa trực tràng do nhiều nguyên nhân như táo bón kéo dài; Chó mèo rặn đẻ nhiều và lâu; Ảnh hưởng từ thuốc khi dùng thuốc liều cao; Ảnh hưởng từ bệnh viêm ruột già, viêm trực tràng; Cơ nâng hậu môn yếu; Cơ thể thiếu nước dẫn đến tăng quá trình co bóp…
4. Phẫu thuật bướu
Cũng giống như con người, cơ thể vật nuôi cũng sẽ xuất hiện những khối u thịt ở cổ, bụng, chân hay bất cứ chỗ nào ở cơ thể chúng, gọi là bướu. Gồm có 2 loại, bướu lành tính không gây hại cho thú cưng và bướu ác tính sẽ gây hại cho thú cưng. Phẫu thuật bướu là cắt bỏ bướu lành cũng như bướu độc để vật nuôi sinh trưởng tốt, có tuổi thọ lâu dài.
5. Phẫu thuật cắt đuôi
Có nhiều nguyên nhân mà chủ nuôi muốn cắt đuôi cho thú cưng của mình, như muốn làm đẹp cho thú cưng, thú nuôi gặp vấn đề đối với đuôi của mình như nó bị thương nặng hoặc bị hoại tử… Thông thường, để làm đẹp, chủ nuôi thường cho phẫu thuật cắt đuôi khi thú cưng còn nhỏ để chúng ít đau hơn. Với những vật nuôi đã lớn, khi cắt đuổi cần có thuốc mê và hậu phẫu.
6. Phẫu thuật viêm tử cung
Viêm tử cung xuất hiện ở chó mèo là do lâu năm không sinh sản, dùng thuộc ngừng động dục quá nhiều, do thai chết lưu không phát hiện kịp thời… Biểu hiện của tình trạng này là tử cung chảy nhiều dịch mủ tanh, thối, bụng chó mèo căng to như chửa nhưng tuyến vú không phát triển, uống nước nhiều…
Bệnh này rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến mạng sống của vật nuôi do đó bạn cần nhanh chóng mang chúng đến phòng khám thú y để được xét nghiệm, siêu âm, phẫu thuật viêm tử cung và điều trị kịp thời.
7. Phẫu thuật cắt mống mắt
Chó mèo gặp vấn đề về mống mắt, mắt bị đau rát hoặc khó chịu, mắt có hiện tượng đau, đỏ và bị cộm cục thịt ở dưới mi mắt, khiến chúng chậm lớn, rầu rĩ, chán chơi… Bạn nên quan sát và mang thú cưng đến phòng khám thú y để cắt mống mắt đó.
8. Phẫu thuật nhét mắt
Phẫu thuật này được thực hiện khi chó mèo bị thương do cắn nhau hoặc bị vật nhọn đâm vào mắt khiến mắt bị lồi, hoại tử, ảnh hưởng đến sức nhìn và sức khỏe của chúng. Phẫu thuật nhét mắt tức là đưa mắt cho mèo về vị trí ban đầu.
9. Phẫu thuật mổ Hernie
Đây là hiện tượng chó mèo bị sa ruột (thoát vị rốn) do bị di tật bẩm sinh, do cắt rốn không đúng kỹ thuật, khi đó rốn có một lỗ nhỏ không được đóng kín, các nội tạng trong bụng theo lỗ này thoát ra ngoài. Ban đầu tại rốn chỉ là một cục thịt nhỏ cỡ ngón tay nhô lên, càng lâu nó càng to lên và gây nguy hiểm cho vật nuôi. Phẫu thuật mổ Hernie là cắt bỏ cục u khi còn nhỏ. Tuy vậy hiện tượng này rất dễ bị tái lại.
10. Phẫu thuật nối ruột, tháo ruột
Phẫu thuật này được thực hiện do vật nuôi bị tổn thương ở ruột như cắn nhau bị lòi ruột, ruột bị xoắn, ruột bị tổn thương cần nối lại… Các bác sĩ sẽ tiến hành mổ bụng chó mèo, tìm lại đoạn ruột bị thương hoặc bị rách để nối lại, sắp xếp lại các đoạn ruột bị xoắn.
11. Phẫu thuật mổ sạn bàng quang, mổ sỏi thận
Chó mèo khi có sạn trong cơ thể, nếu để quá lâu không xử lý thì sẽ ngày càng to, khiến chó mèo đi tiểu khó khăn và đau rát, gây nguy hiểm đến tính mạng của chó mèo.
Nguyên nhân bị sỏi sạn ở thú cưng là do uống ít nước, ăn thức ăn quá nhiều đạm, thường xuyên ăn mặn, ăn thịt quá nhiều, nhiễm trùng đường tiết niệu…Phẫu thuật giúp lấy sạn sỏi ra khỏi cơ thể chó mèo sau khi được siêu âm chẩn đoán bị sỏi thận hay sạn bàng quang.
12. Phẫu thuật tháo khớp
Phẫu thuật tháo khớp để loại bỏ phần chân bị hoại tử do vết thương bên ngoài. Nếu không tháo khớp phần bị hoại tử sẽ khiến chỗ hoại tử đó ăn dần ra và làm hỏng những bộ phận còn lại.
13. Phẫu thuật mổ xuyên đinh
Trường hợp chó mèo bị tai nạn gãy chân nặng và lìa hẳn thì việc bó bột thông thường sẽ không giúp xương tự nối lành lại mà phải cần đến phẫu thuật mổ xuyên đinh. Khi đó, bác sĩ thú y sẽ đưa cây đinh dài xuyên qua giữa 2 lớp xương bị gãy để giữ nối xương lại.
14. Phẫu thuật nối xương
Phẫu thuật nối xương khi chó mèo có xương bị gãy lìa hoặc đã bị mất một phần xương. Khi đó, bác sĩ sẽ cần đến dụng cụ nối xương để hỗ trợ cố định xương bị gãy.
15. Phẫu thuật áp xe
Áp xe là hiện tượng chó mèo bị sưng một cục cứng có mủ ở tay, chân, lưng, hoặc bất cứ chỗ nào trên cơ thể, khiến chúng bị đau khi bị sờ nắn vào. Nếu áp xe sưng to, bị nặng thì cần mang thú cưng đi mổ để lấy mủ ra. Trường hợp áp xe nhẹ có thể tự vỡ mủ và tự khỏi.
16. Tiểu phẫu mổ vành tai
Vành tai của chó mèo bị tổn thương do nhiều nguyên nhân như thường xuyên gãi tai gây tổn thương vành tai; do cắn nhau, do bị nhiễm trùng, bị ve rận cắn… khiến vành tai bị vỡ mạch máu, bị tụ máu làm sưng vành tai, nhiễm trùng. Tiểu phẫu mổ vành tai giúp lấy máu ra, rửa sạch và sát trùng vết thương.
17. Tiểu phẫu khâu da
Khi da chó mèo bị rách một mảng, có nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử nếu không được khâu lại kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. Tiểu phẫu khâu da sẽ giúp may lại da cho chó mèo bằng chỉ may sử dụng trong thú y.
Ngoài những dạng phẫu thuật cho mèo cơ bản trên, tại CityVet còn có các dịch vụ phẫu thuật khác như phẫu thuật bó bột, lấy dị vật khỏi dạ dày, ruột… Tùy thuộc vào tình trạng của từng loại vật nuôi sẽ được tiến hành mổ ở những vị trí quy định. Sau mổ, vật nuôi được chăm sóc cho đến khi lành hẳn.
Bài viết liên quan
Dịch Vụ Cấp Cứu Chó Mèo Tại Bến Tre
23.10.2024
Phân Loại Thức Ăn Cho Chó Phổ Biến
23.10.2024